Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội

Hộ kinh doanh có những ưu và nhược điểm gì? Khi thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội cần chuẩn bị những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất.

Tìm hiểu đặc điểm loại hình hộ kinh doanh trước khi thành lập hộ kinh doanh

Ưu điểm của việc thành lập hộ kinh doanh:
  • Thủ tục đơn giản
  • Quy mô nhỏ, gọn nhẹ
  • Không cần phải khai thuế hàng tháng rườm ra
  • Chế độ chứng từ và sổ sách kế toán đơn giản
  • Phù hợp với các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
  • Chế độ thuế khoán được áp dụng
Nhược điểm của việc thành lập hộ kinh doanh:
  • Thương hiệu không được bảo vệ vững chắc
  • Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ, không xuất được hóa đơn GTGT
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định mà không được mở chi nhánh hay văn phòng đại diện khác
  • Số lượng lao động không quá 10 lao động
  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh
Hướng dẫn đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội

Hướng dẫn đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình có nguyện vọng thành lập hộ kinh doanh nộp giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh - nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung bao gồm:
  • Tên hộ kinh doanh
  • Địa chỉ địa điểm kinh doanh
  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Số vốn đăng ký
  • Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu), địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình
Kèm theo giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân của người đại diện. Đối với ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. Đối với ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định
  • Nộp đủ lệ phí
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký.

Mọi vấn đề vướng mắc cần hướng dẫn đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nội, quý vị hãy liên hệ luatvn.vn để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh ở đâu?

Sau khi tìm hiểu về các loại hình kinh doanh, bạn quyết định thành lập hộ kinh doanh nhưng không biết đăng ký ở đâu? Hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào và thực hiện ra sao? Những thông tin được tổng hợp và chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết, chính xác, đầy đủ nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 13 Khoản 1 Điểm b, khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, tổ chức/ cá nhân thực thực hiện tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

  1. Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ - thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh
  2. Hồ sơ được chuyển cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để thẩm duyệt hồ sơ
  3. Nếu hồ sơ hợp lệ, tổ chức/ cá nhân nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo lịch hẹn. Nếu không sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nào?

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh hộ cá thể

Khi muốn đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với những tài liệu sau đây:

  • Giấy đề đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh (Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu cá nhân)
  • Tờ khai đăng ký thuế

Thủ tục sau khi được cấp giấy thành lập hộ kinh doanh

Đăng ký thuế

Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh, chủ hộ cần lập tức tiến hành đăng ký thuế theo quy định trong Thông tư 95/2016/TT-BTC tại Khoản 3 Điều 6. Thời hạn đăng ký là 10 ngày làm việc, tính từ ngày được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Để đăng ký thuế, quý khách nộp tờ khai tại Chi cục thuế. Tuy nhiên, hiện nay để dạo điều kiện thuận lợi cho chủ hộ kinh doanh, khi nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, Ủy ban nhân dân quận/ huyện thông báo qua Chi cục thuế để thực hiện đăng ký thuế. Sau đó chi cục thuế sẽ cấp giấy đăng ký mã số thuế cùng với giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Đăng ký thuế sau khi thành lập hộ kinh doanh

Khai thuế ban đầu

Sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh và giấy đăng ký mã số thuế, hộ kinh doanh cần thực hiện khai thuế ban đầu. Việc khai thuế thực hiện tại Chi cục thuế quản lý. Khai thuế nhằm xác định mức thuế khoán cố định hàng tháng và thuế môn bài hàng năm cho hộ kinh doanh.
Hồ sơ khai thuế cần chuẩn bị

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và giấy đăng ký mã số thuế (bản sao hợp lệ)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ (bản sao chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu
  • Tờ khi lệ phí môn bài
  • Tờ khai doanh thu hàng tháng

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, chủ hộ nộp tại Đội thuế liên phường/xã thuộc Chi cục thuế. Đồng thời kê khai trong tờ khai lệ phí môn bài và tờ khai doanh thu hàng tháng. Khi xem xét hồ sơ cán bộ thuế sẽ quyết định chấp nhận hay không số doanh thu khai báo của hộ kinh doanh hoặc kiểm tra địa điểm kinh doanh mới ra quyết định. Khi đã có quyết định về mức thuế khoán thì hộ kinh doanh căn cứ vào đó thực hiện nộp thuế khoán hàng tháng.

Như vậy, bài viết trên đã nêu rõ ràng về trình tự thủ tục, hồ sơ, cơ quan đăng ký thành lập hộ kinh doanh và cả thủ tục về thuế sau đó. Nếu các bạn vẫn còn thấy thắc mắc thì hãy liên hệ với luatvn.vn  để được giải đáp thêm. Hoặc nếu cảm thấy thủ tục rườm rà, phức tạp thì cũng có thể sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của chúng tôi.

Sau khi thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp được không?

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ dành cho các cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên, thường sau thời gian hoạt động, các chủ hộ kinh doanh có nhu cầu phát triển kinh doanh lớn hơn mà hộ kinh doanh lại bị hạn chế rất nhiều. Vậy câu hỏi đặt ra là: "Sau khi thành lập hộ kinh doanh thì có thể chuyển đổi sang doanh nghiệp được hay không?" Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp qua những thông tin dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

Quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Trước kia, pháp luật nhà nước không cho chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Chủ hộ chỉ có thể lựa chọn giải thể hộ kinh doanh và đồng thời thành lập doanh nghiệp. Nhưng căn cứ theo trong Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp (quy định tại Khoản 6 Điều 1).
Vậy sau khi thành lập hộ kinh doanh, qua một thời gian hoạt động mà muốn phát triển mô hình kinh doanh lớn hơn, các chủ hộ hoàn toàn được phép chuyển đổi thành doanh nghiệp mà không cần phải giải thể hộ kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp không có gì quá phức tạp, được nêu rõ tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, chúng tôi xin tóm tắt đơn giản để quý khách dễ hiểu nhất ngay ở phần tiếp theo.

Sau khi thành lập hộ kinh doanh có thể chuyển thành doanh nghiệp không?

Sau khi thành lập hộ kinh doanh, muốn chuyển thành doanh nghiệp cần làm gì?

Thành phần hồ sơ

Để chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp, quý khách cần chuẩn bị hồ sơ xin chuyển đổi. Cụ thể như sau:
Hồ sơ chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân:
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu cá nhân
  • Bán đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh:
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên công ty hoặc danh sách cổ đông sáng lập
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu cá nhân của người đại diện
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người đại diện
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền có kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, 
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Thủ tục chuyển đổi lên doanh nghiệp sau thành lập hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục thực hiện

  • Chuẩn bị hồ sơ tương ứng với loại hình doanh muốn chuyển đổi như trên
  • Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định đặt trụ sở chính cho doanh nghiệp
  • Sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và trả giấy biên nhận, hẹn thời gian đến lấy kết quả
  • Tổ chức, cá nhận đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng lịch hẹn
  • Khắc dấu doanh nghiệp và thông báo mẫu con dấu
  • Sau thời gian 30 ngày, đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Sở kế hoạch và đầu tư gửi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp huyện để chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.

Như vậy, bài viết không chỉ trả lời cho câu hỏi "Sau khi thành lập hộ kinh doanh thì vẫn có thể chuyển đổi sang doanh nghiệp hay không?" đặt ra ở đầu bài/ êm thông tin chi tiết về việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Ngoài ra còn hướng dẫn cách làm hồ sơ cùng các bước làm thủ tục chuyển đổi. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết hơn.

Nên thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân?

Khi quyết định kinh doanh, nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp là băn khoăn của rất nhiều người. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm nhất định và để đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất, chúng ta cần nắm rõ ưu, nhược điểm để cân nhắc loại hình nào phù hợp nhất. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi xin tổng hợp những ưu nhược điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân trong bài viết dưới đây. Mời quý khách tham khảo để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân

Về quy mô kinh doanh


  • Doanh nghiệp tư nhân: Không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm đặt trụ sở kinh doanh, được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ, địa điểm kinh doanh có nhiều hạn chế, phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.

Về số lượng lao động



Về điều kiện kinh doanh


  • Doanh nghiệp tư nhân: Phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu
  • Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu

Về chế độ trách nhiệm


  • Doanh nghiệp tư nhân: Chịu trách nhiệm vô hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty
  • Hộ kinh doanh: Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh
So sánh giữa thành lập hộ kinh doanh với doanh nghiệp

Ưu, nhược điểm của việc thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh, những ưu nhược điểm của mỗi loại hình kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh

Ưu điểm

  • Quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, phù hợp với cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ
  • Không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
  • Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần nộp thuế Thu nhập cá nhân (với thuế suất từ 5% - 35%)
  • Chế độ kế toán đơn giản, dễ khai báo, chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm
  • Đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện

Nhược điểm

  • Chỉ được phép thành lập duy nhất một hộ kinh doanh tại một địa chỉ
  • Không được thành lập chi nhánh
  • Sử dụng tối đa 10 lao động
  • Không có tư cách pháp nhân, chủ cơ sở phải dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ nếu thua lỗ
  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

  • Dễ dàng quản lý
  • Có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau
  • Không giới hạn số lượng lao động
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Nhược điểm

  • Phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (mức cố định 25% thu nhập)
  • Chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp do không có tư cách pháp nhân
Như vậy, chúng ta có thể tùy ý lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mong muốn của mình. Tuy nhiên nếu có nhu cầu phát triển và mở rộng mô hình kinh doanh sau này thì nên thành lập công ty. Nếu quy mô kinh doanh không lớn, chỉ buôn bán tại gia đình thì thành lập hộ kinh doanh lại là mô hình phù hợp bởi quy mô nhỏ gọn nên chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm của thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp


Bài viết trên đây đã đưa ra những ưu, nhược điểm và một số đặc điểm cơ bản để so sánh giữa việc thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để quý khách cân nhắc thấu đáo, đưa ra quyết định sáng suốt khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật của luatvn.vn để được giải đáp.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Điều kiện, thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm khi thành lập hộ kinh doanh

Khi thành lập hộ kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, để chính thức đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Tuy nhiên nếu bạn đang băn khoăn về kiều kiện và thủ tục xin giấy phép thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi thành lập hộ kinh doanh

Theo quy định về việc đảm bảo an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, hộ kinh doanh cần phải đủ tiêu chuẩn sau mới được phép cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
  • Hộ kinh doanh đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Địa điểm thành lập có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm
  • Nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Khi thành lập hộ kinh doanh cần có đầy đủ trang thiết bị để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau và đủ dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thực phẩm
  • Có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn
  • Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất một năm một lần, có Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân
Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi thành lập hộ kinh doanh
Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi thành lập hộ kinh doanh

Thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm khi thành lập hộ kinh doanh

Để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh, quý khách cần chuẩn bị hồ sơ với những tài liệu sau đây;
  • Đơn đề nghị đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh (Mẫu có sẵn)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất
  • Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất trong cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng chi tiết bố trí sản xuất và các khu vực xung quanh
Để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, quý khách nộp hồ sơ tại ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm - nơi thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên đối với một số tỉnh thành thì Phòng Y Tế thuộc quận/ huyện thực hiện việc quản lý và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy định xử phạt hộ kinh doanh nếu không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Pháp luật hiện hành quy định xử phạt khi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  •  Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi thành lập hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật
Xử phạt thành lập hộ kinh doanh khi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy định xử phạt hộ kinh doanh nếu không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu còn băn khoăn về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi thành lập hộ kinh doanh hay cần hỗ trợ trực tiếp, hãy liên hệ với luatvn.vn. 

Cần lưu ý những gì khi thành lập hộ kinh doanh?

Đăng ký hộ kinh doanh là yêu cầu bắt buộc đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Nếu muốn thành lập hộ kinh doanh thành công theo đúng quy định của pháp luật, bạn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh có thể là cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Hoặc các thành viên trong gia đình, nhóm bạn muốn cùng nhau kinh doanh cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận là người đại diện cho những người tham gia.
Một người chỉ đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã đứng tên hộ kinh doanh đã lâu không kinh doanh nhưng chưa được giải thể thì không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới. Chỉ khi hộ kinh doanh cũ đã được giải thể thì cá nhân mới có thể đứng tên thành lập hộ kinh doanh mới.
Đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh


Cách đặt tên hộ kinh doanh

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh bắt buộc phải có tên riêng và tên này phải đảm bảo:
  • Gồm 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”
  • Không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp (không chứa các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”)
  • Không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận/ huyện
  • Không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên. Nếu muốn sử dụng tên tiếng anh, giữa các kí tự phải có dấu chấm đi kèm (Ví dụ: Hộ kinh doanh T.H.E C.O.F.F.E.E )
Nhiều cửa hàng buôn bán từ phát từ trước mà không thông qua việc đăng ký hộ kinh doanh đến khi thành lập hộ kinh doanh thì tên cũ có thể không được chấp thuận. Bởi có thể đã có người đã lấy tên đó đăng ký từ trước. Do vậy để chắc chắn tên không bị trùng, hãy kiểm tra trước khi làm hồ sơ nộp lên cơ quan nhà nước tránh làm lại hồ sơ.

Địa điểm thành lập kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trên phạm vi toàn quốc một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty. Nếu thuê nhà hoặc mượn nhà để thành lập thì phải xác định được địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai đăng ký thành lập hay chưa và nếu có thì hộ kinh doanh đó đã giải thể hay chưa. Bạn có thể xác minh bằng cách yêu cầu chủ nhà lên ủy ban nhân dân quận/ huyện để hỏi.
Nếu địa chỉ đã được đăng ký hộ kinh doanh từ trước nhưng không còn hoạt động tại đó nữa thì chủ nhà có thể yêu cầu giải thể do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi. Bên cạnh đó bạn cần lưu ý, địa chỉ đnăg ký hộ kinh doanh không được phép là chung cư và không nằm trong khu quy hoạch của nhà nước không được phép thành lập hộ kinh doanh.

Yêu cầu thêm đối với những ngành nghề đặc biệt

  • Ngành spa phải có chỗ giữ xe
  • Ngành bán buôn thức ăn đồ uống phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới hoạt động được
  • Ngành dạy yoga phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.
  • Phòng khám bác sĩ gia đình phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình
Đặc biệt khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, chợ này ở khu vực quận/huyện này có thể thành lập được nhưng ở khu vực quận/huyện kia thì không đăng ký được. Hoặc mặt hàng này đăng ký ở sạp này được nhưng ở sạp khác không được. Điều này tùy thuộc vào đặc trưng cũng như cách bố trí của mỗi khu chợ.
Yêu cầu về địa điểm thành lập kinh doanh
Yêu cầu về địa điểm thành lập kinh doanh


Vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh

Pháp luật nhà nước hiện nay không quy định vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, bạn có thể đăng ký số vốn bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến. Tuy nhiên việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là vô hạn (bằng tất cả tài sản có được) nên cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này khi thành lập hộ kinh doanh. Tức là nếu kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là số vốn bạn đăng ký.
Hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn quá cao vì cơ quan thuế sẽ áp mức thuế khoán hằng tháng cho hộ kinh doanh dựa vào các 3 điều kiện sau:
  • Vốn cao hay thấp
  • Địa điểm kinh doanh thuộc khu sầm uất, địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm
  • Mặt hàng thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?
Quý khách có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh có thể liên hệ với luatvn.vn. Đội ngũ chuyên viên, luật sư dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ quý khách làm thủ tục xin giấy phép đăng ký một cách nhanh chóng nhất.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Những điều cần biết trước khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Đăng ký hộ kinh doanh tuy đơn giản nhưng do chủ quan nên nhiều người đã từng thất bại do không nắm chắc những quy định về việc thành lập hộ kinh doanh. Do vậy hãy lưu ý thật kỹ những vấn đề dưới đây trước khi đăng ký để tránh sai sót, làm ảnh hưởng đến quá trình đăng ký.

Những điều cần biết trước khi thành lập hộ kinh doanh

Đối tượng được phép đăng ký kinh doanh hộ: Theo quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì đối tượng có quyền đăng ký là cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ. Một nhóm người hoặc một hộ gia đình cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Mỗi một người chỉ có thể đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh. Nếu cá nhân đã đứng tên hộ kinh doanh khác hoặc đứng tên thành lập doanh nghiệp tư nhân rồi thì không được phép đứng tên thành lập hộ kinh doanh thứ hai (trừ trường hợp hộ kinh doanh thứ nhất đã giải thể).
Cách đặt tên hộ kinh doanh: Tên của hộ kinh doanh bắt buộc phải có tên riêng và đảm bảo có cả 2 yếu tố là: Hộ kinh doanh + Tên riêng hộ kinh doanh. Tên hộ kinh doanh không bao gồm các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”,….Ngoài ra, tên riêng của hộ kinh doanh cũng không được đặt trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác trong cùng quận/huyện và không sử dụng tên tiếng anh.

Những điều cần biết trước khi thành lập hộ kinh doanh
Những điều cần biết trước khi thành lập hộ kinh doanh


Số lượng lao động: Mỗi một hộ cá thể chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, nếu vượt quá sẽ phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nơi đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh là phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện - nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh: Hợp đồng thuê hoặc mượn nhà ký trực tiếp giữa hai bên, không thông qua trung gian hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất, Bản sao công chứng CMND hoặc thẻ căn cước của chủ hộ. Và các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện.

Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

So với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thì thủ tục đăng ký kinh doanh hộ có phần đơn giản hơn. Tuy nhiên, với những ai mới lần đầu thực hiện thì khi tiến hành đăng ký vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đăng ký hộ kinh doanh ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định nên việc xử lý phần lớn tùy thuộc vào các cơ quan và chuyên viên tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Chính vì vậy, dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh là sự lựa chọn an toàn số 1 của hầu hết cá nhân hiện nay. Đến với dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh, quý khách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:
  • Không mất thời gian, công sức đi lại nhiều
  • Tư vấn chuyên sâu miễn phí về thủ tục xin giấy chứng nhận và các vấn đề liên quan
  • Tối ưu chi phí
  • Thủ tục nhanh gọn, thành công 100% trong thời gian sớm nhất
Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Những công việc đơn vị dịch vụ xin giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh sẽ thực hiện:
  • Tư vấn luật trước khi thành lập
  • Soạn thảo hồ sơ (bao gồm xin cấp mã số thuế của hộ kinh doanh)
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ
  • Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (nếu có)
  • Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước
  • Nộp phí, lệ phí liên quan
  • Bàn giao kết quả lại cho khách hàng
Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp quý khách nắm chắc hơn về quy định cũng như thủ tục để thành lập hộ kinh doanh, từ đó đăng ký thành công trong thời gian nhanh nhất. Ngoài ra, nếu có khó khăn cần giải đáp, hỗ trợ, hãy liên hệ với luatvn.vn ngay hôm nay.